"Đi phỏng vấn xin việc ở công ty sau khi sinh con, cả ba nơi đều đặt cho tôi một câu hỏi liên quan đến việc đình trệ công việc khi nghỉ thai sản. Bản thân tôi trước đó là một Account manager của công ty phần mềm được bốn năm rồi, lương cũng gọi là đủ sống tốt ở Hà Nội. Thế nhưng, vì chuyện sinh nở mà tôi vẫn bị sa thải vì nghỉ sau sinh quá lâu.
Thật ra, lúc nhận email thông báo bị sa thải, tôi thấy có chút thất vọng, tự hỏi bản thân rằng: liệu nếu mình làm đến khi có chỗ đứng nhất định trong công ty rồi mới sinh con thì có phải vẫn gắn bó được với công việc này hay không?
Giờ con đã được một tuổi hai tháng nhưng tôi vẫn loay hoay đi nộp hồ sơ phỏng vấn xin việc với mức lương thấp hơn công ty cũ 1,4 lần. Vì giờ có nhiều bạn trẻ mới ra trường rất giỏi, ít kinh nghiệm nên mức lương cũng thấp hơn, nên các công ty ưu tiên những người đó hơn là một bà mẹ bỉm sữa như tôi".
Đó là chia sẻ của độc giả Berlaiscukmanh về những khó khăn trong sự nghiệp của phụ nữ sau sinh. Mặc dù Bộ Luật Lao động (2019) và Luật Bình đẳng giới (2006) của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi phân biệt giới tính tại nơi làm việc, thị trường lao động vẫn tồn tại những rào cản trong việc lựa chọn ứng viên. Trong khi lao động nữ có áp lực cân bằng giữa trách nhiệm với công việc và gia đình, doanh nghiệp cũng có áp lực về kế hoạch đảm bảo nhân sự liên tục. Câu chuyện này một lần nữa nóng lên sau đề xuất của Bộ Y tế về việc tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ sinh con thứ hai lên bảy tháng.
>> Thu nhập 30 triệu một tháng nhưng sinh ba con
Về đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ giới sau sinh, bạn đọc GT nêu quan điểm: "Nhiều phụ nữ hiện nay không muốn sinh con vì càng sinh nhiều thì vị thế của họ trong xã hội và gia đình càng yếu đi. Thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay rất ngại tuyển lao động nữ vì bình thường họ đã cố gắng tận dụng hết công suất của nhân viên. Vì vậy, khi lao động nữ nghỉ thai sản, không ai có thể làm thay vì công việc của những người khác cũng đã quá bận rộn rồi. Giới chủ cũng khó tuyển người mới chỉ để làm thay vài tháng cho đến khi lao động nữ kia quay lại làm việc.
Càng có đông con thì cơ hội phát triển của nữ giới càng khó khăn vì gánh nặng gia đình càng lớn. Họ không phát triển được bản thân, thu nhập thấp khiến vị thế trong gia đình lại càng kém so với người chồng. Vòng lặp bế tắc ấy khiến người phụ nữ thiệt thòi, đánh mất nhiều quyền lợi, vị thế sau khi sinh con, dẫn tới tâm lý ngại đẻ.
Đó là chưa kể xã hội càng phát triển thì chi phí nuôi dạy con cái càng tăng cao. Bất cứ ai ở ngoại tỉnh có con đang học đại học ở thành phố đều phải chi trung bình 10 triệu đồng một tháng cho một đứa con ăn học. Nếu có thêm một, hai đứa con nữa thì sẽ còn khó khăn thế nào, trong khi thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp?".
Sinh thêm con khi thấy bố 70 tuổi chăm bà 95 tuổi 'Sinh con đi, ông bà nuôi cho' 'Đẻ đi rồi tính' 'Lương dưới 15 triệu khó đẻ thêm con' Đánh đổi 5 năm sự nghiệp để sinh con Nỗi sợ không nuôi được con khiến nhiều người ngại đẻ Sinh thêm con khi thấy bố 70 tuổi chăm bà 95 tuổi 'Sinh con đi, ông bà nuôi cho' 'Đẻ đi rồi tính' 'Lương dưới 15 triệu khó đẻ thêm con' Đánh đổi 5 năm sự nghiệp để sinh con Nỗi sợ không nuôi được con khiến nhiều người ngại đẻ